Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Ổ cắm học lệnh hồng ngoại BOYIN B-T56

Ổ cắm học lệnh hồng ngoại BOYIN B-T56 tiết kiệm điện, tăng tuổi thọ thiết bị



Thông thường khi sử dụng các thiết bị điện gia dụng (như TV, điều hòa, quạt…) các gia đình thường không có thói quen rút nguồn điện của thiết bị sau khi dùng xong vì ngại tắt bật ổ cắm, rút ra cắm vào phích điện…chính thói quen đó làm giảm tuổi thọ thiết bị, vì khi ở chế độ stand-by thiết bị vẫn tiêu tốn 1 lượng điện nhỏ. Một nghiên cứu với ổ cắm BOYIN B-T56 chỉ ra rằng dùng loại ổ cắm này trong 5 ngày bạn có thể tiết kiệm 1kWh năng lượng điện.

Ổ cắm điều khiển từ học lệnh hồng ngoại BOYIN B-T56 có các tính năng như sau:

- Hỗ trợ công suất tải lên đến 2000W, cường độ dòng khởi động 10A. Cường độ dòng điện: 220V, 50 Hz – 60 Hz.
- Hỗ trợ cắm được cùng lúc 2 thiết bị (cả 2 chấu và 3 chấu)
- Học lệnh được từ mọi điều khiển hồng ngoại, nên bạn có thể sử dụng ngay điều khiển của chiếc TV, DVD,…để tắt bật ổ cắm.
- Khoảng cách điều khiển tối đa 7m trở lên.
Xem thêm:

Hệ thống phiên dịch hồng ngoại

Giải pháp cho phòng hội thảo quốc tế, có yêu cầu phiên dịch hồng ngoại ở qui mô nhỏ. Hệ thống hồng ngoại cần thiết cho các hội trường lớn, qua sóng hồng ...



Hệ thống Âm thanh hội thảo là: Hệ thống bao gồm các thiết bị âm thanh dùng cho mục đích hội thảo như Loa, Tai nghe, Micro, điện thoại, camera, hệ thống phiên dịch, hệ thống phân phối ngôn ngữ hồng ngoại và một số các thiết bị điển tử khác được dùng trong các buổi hội thảo với mục đích trao đổi thông tin giữa những thành viên tham dự và người thuyết trình.

- Giao tiếp tín hiệu số ổn định và bảo mật
- Kết nối linh hoạt với hệ thống âm thanh hội nghị ACS
- hợp với hệ thống phiên dịch hồng ngoại
- HI Không bị nhiễu sóng điện thoại, di động
- Vùng phủ sóng bán kính 20-30 m

Các thành phần của hệ thống Phiên dịch

1. Bộ phân chia tín hiệu phiên dịch


Bộ phân chia tín hiệu phiên dịch. Truyền 1 kênh tín hiệu HF đầu vào, ra 32 kênh
- Bộ thu  nhận tín hiệu phiên dịch hồng ngoại
- Chuyển tiếp và phân phối tín hiệu dịch hồng ngoại
- Truyền tín hiệu âm thanh theo 12 dạng tần số khác nhau để điều chỉnh và kiểm tra hệ thống
- Tự động điều chỉnh mức thu nhận tín hiệu hồng ngoại
- Truyền dẫn tín hiệu hồng ngoại ở băng tần cao 2M – 8MHz

2. Bảng phát xạ hồng ngoại

- Bảng phát tín hiệu hồng ngoại
- Thiết bị phát tín hiệu hồng ngoại được kết nối với bộ điều khiển phiên dịch hồng ngoại với dạng tín hiệu RF
- Khoảng cách từ bản đến đại biểu cuối 30m
- Dễ dàng lắp đặt, treo tường, hoặc để giá đỡ

3. Bộ thu tín hiệu ngôn ngữ hồng ngoại di động



- Gắn theo người dùng cho chủ tịch và đại biểu
- Bộ thu tín hiệu này được kết nối không dây với hệ thống phân phối ngôn ngữ và bảng phát tín hiệu hồng ngoại
- Chọn kênh dịch
- Màn hình LCD được tích hợp sẵn trên bộ thu để hiển thị cá thông tin về kênh dịch
- Tự động nhận diện kênh phiên dịch
- Phím điều chỉnh âm lượng/phím bật/tắt

4. Thiết bị phiên dịch


- Khả năng phiên dịch đồng thời
- Có màn hình LCD tích hợp sẵn trên máy dịch để hiển thị các kênh dịch: Hệthống loa HiFi được tích hợp sẵn trên máy dịch
- Có thể lựa chọn các hình thức dịch trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách bấm phím lựa chọn Direct hoặc Indirect được tích hợp trên máy phiên dịch
- Chức năng khoá kênh dịch để lựa chọn 1 kênh dịch tại một thời điểm
- Chức năng đọc chậm lại (Slow) giúp cho người phiên dịch có thể nghe dịch dễ dàng hơn
- Chức năng Cough cut giúp cho ngươờ phiên dịch cắt tiếng ho tạm thời trong lúc dịch mà không cần phải tắt micro
- Chức năng Replay cho phép phiên dịch viên khoá/mở lại kênh phiên dịch khi không dịch để đảm bảo không lẫn tín hiệu giữa các kênh dịch
- Cổng kết nối với tai nghe cho phiên dịch viên
- Micro tụ điện loại cổ ngỗng dành cho phiên dịch viên
- Phím điều chỉnh âm lượng cho phiên dịch viên

5. Tai nghe cho phiên dịch viên


- Được kết nối với bộ phiên dịch dành cho các phiên dịch viên

6. Tai nghe cho đại biểu chọn kênh dịch
- Thiết bị tai nghe phiên dịch được kết nối với bộ thu tín hiệu hồng ngoại được gắn theo người dành cho các đại biểu hoặc chủ tịch
- Tai nghe dịch được cài vào một bên tai của các đại biểu hoặc chủ tịch

7.  Bộ sạc pin đồng thời
- Bộ sạc pin xách tay cơ động cho bộ thu hồng ngoại di động
- Bộ sạc điện được tích hợp gọn gàng trong một vali chuyên dụng, bằng kim loại cứng chống va đập
- 20-40 bộ thu hồng ngoại di động có thể để sạc điện gọn gàng trong vali cơ động

Xem thêm :

>> bộ thu phát hồng ngoại sử dụng trong thiết bị bảo vệ thông minh.

Hàng rào điện tử sử dụng bộ thu phát hồng ngoại

Một tia hồng ngoại mắt thường không nhìn thấy được chạy ngang qua, nếu có người hoặc vật gì đó vô tình cắt ngang thì thiết bị sẽ đóng điện và báo động....


   Một tia hồng ngoại mắt thường không nhìn thấy được chạy ngang qua, nếu có người hoặc vật gì đó vô tình cắt ngang thì thiết bị sẽ đóng điện và báo động....

   Sản phẩm gồm 2 bộ phận đặt đối xứng nhau hai bên, khi cấp nguồn sẽ có một tia hồng ngoại (mắt thường không nhìn thấy được) chiếu từ bộ phận bên này sang bộ phận bên kia, nếu có một vật gì đó cắt ngang tia này thì bộ phận nối với đèn, còi... sẽ bật đèn và hú còi..



Thông số kỹ thuật:

Model: ABO-20L
Công nghệ: Hồng ngoại IR
Điện áp hoạt động: 12-24v DC/AC
Khoảng cách hiệu quả: <15m (phụ thuộc môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng....)
Tần số hồng ngoại: 1.92Khz
Chiều dài sóng: 940nm
Nhiệt độ hoạt động: -10 độ C tới +70 độ C
Có roăng cao su chống nước
Tải: 1A max 36V
Relay Output: N.C/N.O
Kích thước: 49,2*76*21,6mm





Xem thêm:

IC thông dụng cho người mởi bắt đầu: Khởi đầu với IC 55

IC NE555 là IC có quá nhiều quá nhiều ứng dụng, là dân điện tử không ai không biết đến IC này. 555 có 8 chân, sơ đồ cho thấy công dụng của các chân theo tên như sau:

Chân 1 (GND): Chân cho nối masse để lấy dòng.
Chân 2 (Trigger): Chân so áp với mức áp chuẩn là 1/3 mức nguồn nuôi.
Chân 3 (Output): Chân ngả ra, tín hiệu trên chân 3 c1 dạng xung, không ở mức áp thấp thì ở mức áp cao.
Chân 4 (Reset): Chân xác lập trạng thái nghĩ với mức áp trên chân 3 ở mức thấp, hay hoạt động.
Chân 5 (Control Voltage): Chân làm thay đổi mức áp chuẩn trong IC 555.
Chân 6 (Threshold): Chân so áp với mức áp chuẩn là 2/3 mức nguồn nuôi.
Chân 7 (Discharge): Chân có khóa điện đóng masse, thường dùng cho tụ xả điện.
Chân 8 (VCC): Chân nối vào đường nguồn V+. IC 555 làm việc với mức nguồn từ 3 đến 15V.




Hình 2: Cho thấy sơ đồ mạch đẳng hiệu của IC 555. (Nếu Bạn muốn mô phỏng IC 555 trong trình PSpice, Bạn có thể dùng sơ đồ này, mô tả với lệnh Subcircuit rồi cất vào thư viện đặt tên là 555 và sau này Bạn dùng nó để chạy mô phỏng các dạng mạch điện với IC 555).

Hình 3: Cho thấy sơ đồ các khối chức năng của IC 555. Trong IC với chân 1 nối masse và chân 8 nối vào đường nguồn Vcc, là một cầu chia áp với 3 điện trở bằng nhau (đều là 5K). Cầu chia áp này tạo ra 2 mức áp ngưỡng, một là 1/3 mức áp nguồn dùng làm mức áp ngưỡng cho tầng so áp, tín hiệu vào trên chân số 2, và một khác là 2/3 mức áp nguồn dùng làm mức áp ngưỡng cho tầng so áp khác, tín hiệu vào trên chân số 6. Chân số 5 có thể chịu tác động ngoài để làm thay đổi mức áp ngưỡng. Chân số 7 là một khóa điện đóng/mở (transistor bão hòa/ngưng dẫn) theo mức áp trên chân số 3. Chân số 3 là ngả ra và là ngả ra một tầng Flip Flop, nên tín hiệu trên chân 3 có dạng xung (mức áp chỉ xác lập ở trạng thái cao hay thấp). Chân 4 là chân Reset, khi chân 4 ở mức áp thấp nó ghim chân 3 luôn ở mức áp thấp, chỉ khi chân 4 ở mức áp cao, lúc đó trạng thái mức áp trên chân số 3 sẽ theo tác động của tầng Flip Flop.

Hình 4: Chú ý trong mạch này, chân số 2 cho nối vào chân số 6. IC 555 đã được ráp thành mạch dao động (A-Stable). Tần số xung ra trên chân 3 sẽ tùy thuộc vào trị số các điện trở RA, RB và tụ C. Trên chân 5 có thể mắc thêm tụ lọc 0.01uF để ổn định điện áp của các mức áp ngưỡng. Trạng thái ra trên chân số 3 sẽ tùy thuộc vào mức áp cao trên chân 4 cho dao động và mức áp thấp trên chân 4 (bị ghim ở mức thấp).

Hình 5: IC 555 được ráp thành mạch đa hài đơn ổn (Mono-Srable), ở đây mức áp ra trên chân 3 sẽ tùy thuộc mức áp ở ngả vào trên chân số 2. Khi mức áp trên chân 2 xuống dưới mức áp ngưỡng 1/3 Vcc thì mức áp ngả ra trên chân 3 sẽ lên mức áp cao. Xung vào trên chân 2 có thể ở dạng liên tục (tín hiệu analog), nhưng tín hiệu ra trên chân 3 luôn ở dạng xung (hay dạng digital), chỉ xác lập ở mức áp cao hay thấp. Do vậy IC 555 có là sự kết hợp của hai dạng tín hiệu A/D (Analog/Digital).
Vài ứng dụng thông thường của IC 555.

Hình vẽ cho thấy các công dụng của các chân của một IC 555.

Hình ứng dụng 1: Cách ráp mạch đa hài đơn ổn, xung vào trên chân 2 và xung ra trên chân 3 của một IC 555.

Hình vẽ cho thấy trong IC 555 có 2 tầng so áp. Tầng so áp dưới (LOWER COMPARATOR), điện áp vào trên chân 2 cho so áp với mức áp ngưỡng là (1/3)Vcc, ngả ra của tầng só áp tác động vào chân Set của Flip Flop. Tầng so áp trên (UPPER COMPARATOR), điện áp vào trên chân số 6 cho so áp với mức áp ngưỡng là (2/3)Vcc, ngả ra của tầng so áp tác động vào chân Reset của Flip Flop. Như vậy Trạng thái ngả ra của Flip Flip sẽ tùy thuộc vào tác động của tín hiệu vào trên chân 2 và chân 3.

* Nếu mức áp chân 2 xuống thấp hơn (1/3)Vcc thì ngả ra trên chân 3 sẽ tăng lên mức áp cao.
* Nếu mức áp trên chân 6 lên cao hơn (2/3)Vcc thì ngả ra trên chân 3 sẽ xuống mức áp thấp.

* Khi chân 3 ở mức áp cao thì transistor T1 sẽ ngưng dẫn (tác dụng như cho chân 7 hở masse).
* Khi chân 3 ở mức áp thấp thì transistor T1 sẽ bão hòa (tác dụng như cho chân 7 nối masse).

* Chân 4 chân Reset. Khi chân 4 ở mức áp thấp, chân 3 bị chốt ở mức áp thấp, chỉ khi chân 4 ở mức áp cao, lúc đó chân 3 mới có thể biến đổi theo Flip Flop. Do vậy trong các mạch dao động, người ta thường cho chân 4 nối vào mức nguồn cao.

 Hình ứng dụng 2: Mạch điện dùng kiểm tra nhanh các IC 555. 
 

Đây là mạch dao động, tần số xung ra trên chân 3 tùy thuộc vào trị của các điện tở R3 (12K), VR1 (100K), R4 (47K) và tụ C1 (1uF). Khi mạch dao động, mức áp trên chân 3 lúc cao lúc thấp, và Led2 và Led3 sẽ nhấp nháy. Do mạch dùng chân cắm IC, do đó khi bạn muốn thử nhanh các IC hãy cắm IC vào mạch, nếu 2 Led nhấp nháy là dấu hiệu cho biết IC tốt. Ngược lại nếu 2 Led không nhấp nháy là IC trên mạch bị hư. VR1 dùng điều chỉnh tần số xung nhịp.

 Hình ứng dụng 3: Mạch báo mất nguồn bằng tín hiệu âm thanh.


Hình ứng dụng 4: Dùng công tắt thủy ngân làm cảm biến để dò độ nghiên.
Khi mạch được cấp điện. Tụ C1 (0.1uF) sẽ đặt chân 4 ở mức áp thấp, điều nầy bảo đảm chân 3 sẽ ở mức áp thấp, sau một lúc, tụ C1 nạp dòng qua R2 (100K) lên mức áp cao, chân 4 lên mức áp cao, lúc này IC 555 sẽ vào trạng thái làm việc.

Do chân 6 luôn bị ghim ở mức áp hấp, lúc này nếu cảm biến là khóa điện thủy ngân hở mạch (nó không bị làm nghiên), chân 2 qua R1 (100K) bị đặt ở mức áp cao, nên chân 3 sẽ vẫn ở mức áp thấp. Nếu khóa điện thủy ngân đóng lại do nó bị nghiên, lúc dó chân 2 bị kéo xuống mức áp thấp (do chạm vào masse) và lúc này chân 3 sẽ lên mức áp cao. Người ta dùng transistor Q1 để đóng mở thiết bị điều khiển bên ngoài.

Hình ứng dụng 5: Dùng quang trở LDR để làm mắt điện tử, dò tìm tia sáng.
IC 555 ráp thành mạch dao động, tín hiệu ra trên chân 3 sẽ kích thích loa LS phát ra tiếng hú. Tần số xung nhịp điều chỉnh theo biến trở VR1 (470K).

* Nếu có tia sáng rọi qua gương phản chiếu tác kích vào quang trở LDR, lúc này nội trở của quang trở nhỏ, chân 4 bị đặt ở mức áp thấp, nên chân 3 bị chốt ở mức áp thấp, loa không phát ra tiếng.

* Nếu mất tia sáng rọi vào quang trở LDR, nội trở của quang trở LDR tăng cao, nó đặt chân 4 lên mức áp cao (do tác dụng của điện trở treo áp R2), mạch sẽ dao động và loa LS sẽ phát ra tín hiệu báo mất sáng.

Hình ứng dụng 6: Mạch gõ nhịp định thời.

 Hình ứng dụng 7: Mạch dò tìm sóng điện từ trường.

 Hình ứng dụng 8: Mạch tạo tiếng còi hụ (2 nhịp).

Hình ứng dụng 9: Bạn tự ráp đầu dò mức logic.


 Hình ứng dụng 10: Điều khiển cách không bằng tia sáng hồng ngoại.

* Mạch phát tín hiệu dạng tia sáng hồng ngoại.

* Mạch thu nhận tín hiệu dạng tia sáng hồng ngoại.

 Hình ứng dụng 11: Đèn signal (đèn nhấp nháy),

Xem thêm:
>> bộ thu phát hồng ngoại được sử dụng như thế nào trong ngôi nhà của bạn